Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Phòng chờ dành cho khách doanh nhân ở đâu?

Là doanh nhân thường cất cánh từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, hẳn là bạn có thể trả lời thật dễ dàng cho câu hỏi này. Ở nhà ga hàng không quốc tế mới chính thức khai trương hồi trung tuần tháng 12/2007 có đến 6 lounge dành cho hành khách “phía đầu mũi máy bay”, tức không gian dành cho hành khách đi vé hạng nhất (First class) và vé hạng thương nhân (Business class) của đủ các hãng hàng không. Bạn không phải đi bộ thật xa, tốn nhiều thời gian để tìm ra Orchid Lounge, C.I.P Lounge… vì thực tế là nhà ga hàng không này không quá rộng lớn. Thế còn tìm ra đúng phòng chờ dành cho khách doanh nhân ở các sân bay quốc tế khác thì sao? (Xem thêm thông tin về vé máy bay khuyến mại)
Anh H.Q.L, một doanh nhân chuyên ngành kinh doanh rượu vang, kể về “cơn ác mộng hạng nhất” mà anh đã kinh qua trong chặng thứ 5 của cuộc hành trình dài hồi cuối năm ngoái. Sau khi xong việc ở London, anh bay đến Delhi, Ấn Độ.

“Tôi đi vé hạng nhất của Hãng British Airways (Anh) nhưng khi xuống đến sân bay quốc tế Delhi-Indira Gandhi thì phát hiện rằng ở đó, hãng này không có lounge nào cả chứ đừng nói đến phòng chờ hạng nhất. Phòng vệ sinh trong phòng chờ lớn dành cho hành khách thì đông nghịt người, rất hôi thối”. Anh cho biết đã cảm thấy thoải mái hẳn người khi được mời lên chuyến bay kế tiếp của Thai Airways bay đến Bangkok và sau đó về TP.HCM.

Thực tế là không phải hãng hàng không giàu có, làm ăn thành công đến cỡ nào cũng có thể thuê không gian làm lounge riêng biệt phục vụ hành khách khá giả của mình được. Chẳng hạn như Hãng Air France-KLM đang có dự trữ tiền mặt hơn 6 tỷ USD và định chi ra 1 tỷ USD để mua nhiều cổ phần vốn của Hãng hàng không Quốc gia Ý Alitalia nhưng lâu nay chưa thể có lounge riêng ở Tân Sơn Nhất.
Chẳng phải vì họ không muốn đầu tư mà vì lý do khác. Khi độc quyền kinh doanh, người ta có thể “charge” khách hàng là các hãng hãng không đến 32 USD/hành khách khi bước vào lounge ăn uống, nghỉ ngơi trước khi bay.

Cho nên khi chuẩn bị bay xa, dù có trong tay vé hạng nhất hay vé hạng thương gia, điều cần làm là truy cập trang web của hãng mà mình sẽ bay để tìm hiểu trước phòng chờ của hãng tại sân bay nơi mình sẽ đến và đi. Anh H.Q.L không thể biết rằng lounge hạng nhất/thương gia của hãng BA tại Delhi, Ấn Độ là Maurya Sheraton Lounge trong khách sạn Sheraton ở tận... trung tâm thành phố!

Nhân đây xin biết rằng lounge hạng nhất của BA cũng là phòng chờ hạng nhất của Hãng Qantas tại sân bay quốc tế Kingsford Smith ở Sydney, Úc. Thế còn lounge hạng nhất của BA nằm ở đâu trong sân bay quốc tế Changi Singapore? Thưa rằng cùng lounge hạng nhất sang, đẹp, thoải mái nổi tiếng thế giới của Singapore Airlines.

Còn ngay tại cái nôi chính mới toanh, Terminal 5 ở Heathrow-Anh, một trong số 5 sân bay quốc tế tấp nập nhất thế giới, BA có 6 phòng chờ sang trọng, gồm Concorde Lounge dành cho hành khách vé hạng nhất; First Lounge dành cho hành khách có thẻ hạng nhất và thẻ vàng hội viên chương trình khách hàng bay thường xuyên; 3 lounge dành cho khách thương gia bay xa, bay tầm ngắn, hội viên thẻ vàng/bạc và Arrival Lounge dành cho hành khách hạng nhất/thương gia và hội viên thẻ vàng hạ cánh sau chuyến bay xa liên lục địa.

Như nhiều thương gia đã nếm trải qua, không phải lounge hạng nhất/thương gia nào cũng giống nhau, êm ái, yên tĩnh và hữu dụng như nhau. Những lounge tốt nhất vẫn là những không gian thuộc “airside”, tức được ở phần gần nhất với cửa ra máy bay, chẳng hạn như các phòng chờ The Wing, The Pier của Hãng Cathay Pacific tại sân bay quốc tế Hồng Kông cũng như các lounge ở nhà ga quốc tế Tân Sơn Nhất.

Còn những lounge hạng thấp nhất thường là những phòng chờ dùng chung cho hành khách của nhiều hãng và những phòng chờ ở phần “landside”, tức trước khu vực xuất/nhập cảnh và kiểm tra an ninh. Nhưng cũng phải nói rõ hơn rằng các lounge dùng chung cho hành khách của các hãng đã hợp thành liên minh hàng không thì ngày càng “thân thiện” với hành khách hơn.

ANH KHÔI

Nguồn: baotintuc.vn

Xem thêm bài viết về Vé máy bay đi Úc

1 nhận xét: